Những đoạn đường đời mà một người phải trải qua nhìn như khác nhau nhưng lại giống nhau theo một quy luật . Từ khi sinh ra cho đến trưởng thành, già rồi mất, thì hầu hết 90% thậm chí 95% là chúng ta đang đi một hành trình giống nhau. Nhưng mà, bất cứ thứ gì mà nghiêng về đám đông thì chưa chắc nó đã là chân lý.
Những con người đặc biệt, những con người khác biệt, những con người phi thường thì coi chừng họ mới là bánh xe của lịch sử. Còn đám đông chưa chắc đã là bánh xe của lịch sử, đám đông chỉ là đi theo thôi
Giai đoạn đường đời từ 0 đến 12 tuổi
Từ 0 đến 12 tuổi, chúng ta là những đứa trẻ được sinh ra và đi coppy ở xung quanh, sao chép những gì chúng ta được học, được nhìn, được tiếp xúc. Đây gọi là giai đoạn coppy là chính.
Giai đoạn đường đời cấp 2, cấp 3
Lớn lên một chút, chúng ta bước vào cuối những năm cấp 2, đầu những năm cấp 3 rồi đến hết hành trình cấp 3, chúng ta vừa học vừa tìm hiểu thêm. Cái học coppy nó giảm dần đi, lúc này việc học có sự tìm hiểu, có những sự thắc mắc của tuổi mới lớn, rồi đâu đó chúng ta nổi loạn – nổi loạn tuổi teen giai đoạn này. Giai đoạn này chúng ta không còn coppy Ba Mẹ nữa, chúng ta có xu hướng bắt chước theo Thầy Cô, theo chúng bạn, theo xã hội dần. Đó là lý do vì sao mà chúng là giai đoạn nổi loạn, vì chúng ta muốn vượt qua, thoát khỏi cái gia đình của mình, muốn đi theo chúng bạn, muốn nghe những tiếng gọi đâu đó ở ngoài đời hấp dẫn hơn.
Giai đoạn đường đời: học đại học
Rồi, chúng ta bước chân vào cổng trường Đại học, chúng ta học 4-5 năm rồi cũng ra trường, rồi bắt đầu đi làm. Thì rõ ràng, giai đoạn học Đại học, là giai đoạn chúng ta trưởng thành rất nhiều, nên cũng hàng loạt thói hư tật xấu nó chạy vào trong chúng ta.
Trưởng thành là chuyện của trưởng thành, thói hư tật xấu thì lại là chuyện của thói hư tật xấu. Chúng ta thoát ly khỏi gia đình của mình, nhưng rồi không một ai kèm mình nửa, mình như một con chim được sổ lồng, và rồi rất nhiều thói hư tật xấu ở môi trường Đại học nó nhiễm vào chúng ta. Rất nhiều bạn sinh viên ở tỉnh là một học sinh ngoan, nhưng lên thành phố, ở ký túc xá, nhà trọ 1-2 năm là chơi game, là bồ bịch, là đua đòi cùng với chúng bạn.
Nên trong quá trình học Đại học, tôi quan sát rất nhiều nhóm bạn, thì tôi nhận thấy một điều là: “Rõ ràng là đại học nó giúp chúng ta tự học rất nhiều, tự trưởng thành rất nhiều vì Thầy Cô không còn trị nhiều nửa, giáo trình giáo án nó không còn rõ nét nửa, mà mình phải tự tìm sách nghiên cứu rất nhiều. Tuy nhiên, hàng loạt thói hư tật xấu, ăn chơi nhậu nhẹt cũng xuất hiện cùng”.
Đây là cái mặt trái, mặt trái chỉ vì lý do cấp 2, cấp 3 chúng ta không được rèn luyện lên. Nên khi chúng ta được thả bung ra, chúng ta bay lung tung. Còn nếu chúng ta được rèn luyện từ bé, được vỗ cánh từ bé, được rèn luyện thành con gà rừng từ bé, thì lên Đại học không còn tình trạng này nửa.
Giai đoạn bước vào đời
Rồi kết thúc đại học 23-24 tuổi, các bạn bước vào đường đời, các bạn chạy một mạch đến những năm 30, thậm chí 40 tuổi, các bạn xây dựng sự nghiệp, lấy chồng, lấy vợ, sinh con. Và đây là giai đoạn thăng hoa của sự nghiệp. Giai đoạn đầu dưới 30 tuổi: là giai đoạn học việc, vừa đi làm vừa học việc. Sau 30 tuổi: là giai đoạn thăng hoa của sự nghiệp, gia đình lúc này cũng bắt đầu có con, và chúng ta xoay tình thương của chúng ta vào những đứa con, và đôi khi chúng ta bị mắc kẹt. Rất nhiều bạn, đặc biệt là phụ nữ, sẽ bị mắc kẹt vào những đứa con, không thoát ra được. Thành ra sự nghiệp và gia đình nó vô hình trói chân mình lại, không lớn lên được.
Giai đoạn về hưu
Để rồi một ngày đẹp trời, chúng ta chuyển sang một công tác mới, qua 1-2 đơn vị, rồi chúng ta về hưu, 50-60 chúng ta về hưu. Và toàn bộ cái thời chúng ta từ trung niên bước sang tuổi về hưu đó, chúng ta chỉ xoay quanh sự nghiệp và gia đình. Nên khi chúng ta về hưu, chúng ta hay bị cái nạn là chúng ta bị sốc khi chúng ta về hưu. Không có cái gì để làm nửa là bị sốc liền.
Và khi chúng ta về già, cái tuổi ngoài 60, thì có một cái kịch bản lặp đi lặp lại cho rất nhiều người già, đó là họ kể về quá khứ, họ hoài niệm về quá khứ. Gặp ông, gặp bà sẽ được kể cho một câu chuyện cách đó 20 năm, ngày hôm sau gặp lại, ông bà cũng kể lại câu chuyện cách đó 20 năm. Một câu chuyện cũng có thể được kể 100-200 lần. Thì đó là những dấu hiệu chúng ta thiếu minh mẫn khi về già. Chúng ta không còn là một người minh mẫn, không còn là một người uyên bác nửa. Thân thể có thể gầy yếu, có thể già nua, nhưng trí não phải sáng suốt, thì đó mới là những người biết cách rèn luyện mình. Còn hầu hết, tôi thấy thân thể mình già nua, là tâm trí nó cũng lú lẫn, thì nó là những dấu hiệu không tốt.
Những bạn nào học về đạo, chúng ta cũng biết, đó là những con đường chúng ta đọa vào nó không tốt đẹp, vì lú lẫn là đại diện cho tâm si. Mà tham – sân – si nó đi thành một bộ. Thì nó sẽ đọa vào những con đường không tốt đẹp cho một kiếp sống mới thì nó hơi phí.
Vì vậy chúng ta phải có sự rèn luyện, phát triển bản thân cho nó tốt đẹp. Đặc biệt là giai đoạn tu tập, rèn luyện tâm, rèn luyện trí của mình cho nó sắc bén, cho nó trong sáng, cho nó trong suốt.
Và trong những giai đoạn này, chúng ta mới nhìn lại toàn bộ giai đoạn thời trẻ, là chúng ta bám càng Ba Mẹ, chỉ có học và chơi thôi, nên chẳng tạo cái gì cho cuộc đời mấy. Rồi đến khi giai đoạn trưởng thành, chúng ta lao đầu vào kiếm tiền, sự nghiệp, gia đình. Rồi về già, chơi với con cháu một chút, rồi lú lẫn một chút, rồi chết, rồi hết.
Và chúng ta nhìn vào giá trị của từng giai đoạn này, nó không thể hiện được những cái mục tiêu cao cả, nó không thể hiện được những ước mơ, hoài bão, nó không thể hiện được lý tưởng sống cho hành trình này. Nên những giá trị cũng cái hành trình này nó mờ nhạt lắm. Có thể nói là chúng ta sống một cuộc đời thiếu giá trị, chúng ta thiếu chiều sâu, để cống hiến cho thế hệ trẻ đi sau một cái gì đó mà nó sâu sắc. Trong khi đó, các doanh nân, các vĩ nhân họ làm được cái điều này. Còn cuộc đời của chúng ta trôi đi giống với Trư bát giới. Từ nhỏ lớn lên hưởng thụ, rồi làm ăn, phụ việc một người nào đó hoặc tự ra làm chủ rồi cũng để nuôi cái thân của mình. Chúng ta nhìn sâu vào, chúng ta thấy giống Trư bát giới một cách kỳ lạ. Còn đâu là một di sản để lại, đâu là một cuộc đời ý nghĩa, thì không trả lời được.
Bài viết lấy cảm hứng từ Làng đọc vị 3 gốc (Thầy Trần Việt Quân) – Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn
Mời bạn đọc phần tiếp theo “Công việc có là niềm vui?“