Công việc có là niềm vui để bạn thức dậy vào mỗi buổi sáng và háo hức được mong chờ đi làm? Hay bạn đã lãng phí bao nhiêu năm cuộc đời để sáng cắp ô đi làm, chờ đến giờ đi về. Bạn không phải được sinh ra để trả những hóa đơn cho đến chết, để kiếm tiền cho đến chết. Bạn được sinh ra là để hoàn thiện mình.
Công việc của bạn có là niềm vui?
Đừng lãng phí cuộc đời bởi sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Rất nhiều người, chui vào trong một cái vòng tròn an toàn – một công việc với đồng lương dư một tí, để nuôi gia đình, để từ đó họ chết trong cái vòng tròn an toàn đó. Chúng ta đi làm mà phải nhìn đồng hồ thì rất chán, chúng ta đi làm mà phải chờ đến thứ 6 thì rất chán. Đi làm là phải không nhìn đồng hồ, trong quá trình làm việc, mình yêu thích công việc, mình đam mê với nó, mình vui với nó thì việc gì mình phải nhìn đồng hồ.
Đi làm chỉ vì đồng lương mà không dám tìm về đam mê cộng sở trường của mình thì quả là phí. Đừng như 85% dân Mỹ, 94% dân Nhật, China mà chán việc. Không thích ngay cả công việc mình đang làm, chúng ta thối trí thì mới đi giải trí. Nên những nơi nào mà chán việc càng nhiều, thì những trò giải trí sinh ra càng nhiều. Và rất nhiều những trò giải trí nhố nhăn nó xuất hiện. Thối trí thì mới giải trí, tâm chúng ta trong sáng thì không có nhu cầu giải trí, tâm trí của chúng ta bình an thì không có nhu cầu để giải trí.
Biến công việc thành niềm vui
Nên, thử suy nghĩ: chúng ta tìm một việc gì đó, hãy biến một công việc gì đó thành niềm vui, đừng biếng nó thành việc phải làm. Hãy thử xem!
Không bao giờ muộn để bắt đầu làm mới lại mình. Hãy cho phép mình vượt qua vòng tròn an toàn của chính mình. Không bao giờ muộn để tìm về đam mê và sở trường, để tìm về ý nghĩa cuộc sống. Không bao giờ muộn cả! Muốn thì chúng ta tìm giải pháp, không muốn thì chúng ta tìm lý do.
Đâu đó, trong số các bạn, sẽ đủ lý do để đặt lên bàn: thế còn mẹ tôi, bố tôi, căn nhà của tôi, 2 đứa con tôi đang ăn học ở nước ngoài thì sao? Chúng ta tìm lý do! Muốn thì sẽ có giải pháp. Ở đâu có vấn đề ở đó có giải pháp.
Bài viết lấy cảm hứng từ Làng đọc vị 3 gốc (Thầy Trần Việt Quân) – Cảm ơn, cảm ơn, cảm ơn
Còn tiếp: đọc bài phân biệt giữa đam mê và sở trường