Kim tứ đồ

Hình kim tứ đồ

Kim Tứ Đồ (Cashflow Quadrant) hay còn gọi là Kim Tứ Đồ Robert Kiyosaki. Đây là một thuật ngữ do Robert Kiyosaki – nhà đầu tư, doanh nhân, diễn giả và tác giả nổi tiếng người Mỹ đặt tên cho mô hình về tiền trên thế giới và cách để có thể kiếm được tiền.

Nội dung của kim tứ đồ

Kim tứ đồ biểu thị 4 nhóm người làm ra tiền theo tính chất công việc:

  • Nhóm 1 (Employee): gồm những người làm công, làm thuê
  • Nhóm 2 (Self-Employed): gồm những người làm việc tự do (freelancer) hoặc tự làm chủ;
  • Nhóm 3 (Business Owner): gồm chủ doanh nghiệp, hay còn gọi là doanh nhân;
  • Nhóm 4 (Investor): là các nhà đầu tư, cụ thể hơn là đầu tư chuyên nghiệp.
Hình kim tứ đồ
Hình kim tứ đồ

Mỗi nhóm sẽ sử dụng những yếu tố khác nhau để làm ra tiền, nhưng có một yếu tố mà không nhóm nào thiếu được là KASH, viết tắt của Knowledge – kiến thức, Attitude – thái độ, Skills – kỹ năng và Habits – thói quen. KASH phát âm như CASH (tiền mặt), có vẻ không liên quan nhưng KASH liên hệ rất mật thiết đến việc kiếm bộn tiền.

Phân loại 4 nhóm người làm ra tiền theo Kim tứ đồ

Người làm công, làm thuê

Phần lớn mọi người có định kiến về nhóm đầu tiên trong Kim tứ đồ khi cho rằng: có làm cả đời cũng chẳng giàu được.

Nhưng nghịch lý là đa số người Việt Nam thích làm công, làm thuê, làm công chức nhà nước vì muốn nhàn việcyên ổn về tài chính. Suy nghĩ như vậy thì bảo sao khó giàu!

Những người làm công, làm thuê nếu biết khai thác công sức, thời gian và KASH (trình độ cao hơn người làm thuê bình thường, tôi gọi là người làm thuê chuyên nghiệp) thì có thể kiếm được mức lương cao kèm theo nhiều ưu đãi khác. Kết hợp với quản lý tài chính cá nhân, đầu tư tài chính đúng đắn thì sẽ dư dả tài sản và có thể sánh ngang với những người giàu.

Tất nhiên, họ khó có thể giàu như những doanh nhân và nhà đầu tư thành công, nhưng rủi ro mất tài sản của người làm thuê chuyên nghiệp ở mức thấp nhất trong Kim tứ đồ.

Năm 2023, kinh tế toàn cầu đi vào tình trạng suy thoái. Tình trạng thiếu hụt đơn hàng từ cuối năm 2022 vẫn đang tiếp diễn khiến nhiều doanh nghiệp phía Nam liên tục thu hẹp quy mô sản xuất, sa thải lao động, giảm giờ làm…

Quê tôi Đức Hòa kế Sài gòn khu công nghiệp rất nhiều. Nếu không không tốt nghiệp phổ thông thì đi làm công nhân. Nếu học đại học không có việc làm thì đi làm công nhân.

Người làm việc tự do hoặc tự làm chủ

Nhóm thứ 2 trong Kim tứ đồ cũng dùng công sức, thời gian và KASH để làm ra tiền như nhóm 1. Khác với nhóm 1, nhóm 2 không làm thuê cho người khác mà làm việc cho chính bản thân.

Vì vậy, họ được tự do hơn về thời gian, được làm điều họ muốn, theo cách thức họ tự đặt ra chứ không bị áp đặt theo quy chuẩn bởi một ông sếp vạch sẵn cho họ.

QUÁN ĂN/ TIỆM CÀ PHÊ

TIỆM TẠP HÓA

NHÀ THUỐC

Những thứ có thể làm chủ:

  • Quán ăn
  • Tiệm tạp hóa
  • Nhà thuốc

Tuy nhiên, muốn kiếm được tiền của thiên hạ thì phải cung cấp được sản phẩm, dịch vụ tốt cho xã hội. Nếu có khách mua thì bạn gần như được hưởng trọn thù lao, nhưng nếu không có khách mua thì sẽ không có thu nhập, áp lực tiền bạc sẽ cao hơn nhóm làm thuê.

Vì đặc điểm thu nhập bấp bênh nên ít ai chọn nghề làm việc tự do như một công việc chính. Nhiều người vẫn đi làm thuê để có thu nhập ổn định và coi nghề làm việc tự do như nghề tay trái để kiếm thêm thu nhập. Những người có tầm nhìn xa có thể chọn nghề tự do như bước đệm cho việc thành lập doanh nghiệp.

Chủ tiệm tạp hóa tưởng chừng được làm chủ như có 1 mình phải làm tất cả mọi việc một mình. Chịu trách nhiệm về chuyện kinh doanh. Không thể bỏ cửa hành một phút, một giây nào.

Làm chủ doanh nghiệp, doanh nhân

Doanh nhân từ chỗ bị xem là những kẻ coi trọng đồng tiền, giờ đã được mọi người ngưỡng mộ nhất trong Kim tứ đồ vì đóng góp công ăn việc làm và kinh tế cho xã hội.

Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng
Đặng Lê Nguyên Vũ
Đặng Lê Nguyên Vũ
Nguyễn Xuân Phú
Nguyễn Xuân Phú

Tuy được ngưỡng mộ, nhưng số ít người Việt Nam dám dấn thân vào con đường chủ doanh nghiệp, phần vì sợ thất bại, mất đi những cái đang có, sợ thoát khỏi vùng an toàn (comfort zone). Lạ thay, những người càng có kinh nghiệm quản lý cấp cao lại sợ trở thành doanh nhân, có lẽ họ hiểu những khắc nghiệt của thương trường.

Trái lại, không ít những bạn trẻ với thiếu sót kinh nghiệm lại được khuyến khích khởi nghiệp, trở thành doanh nhân – gọi là trào lưu start-up!

Để trở thành một doanh nhân có thể kiếm ra lợi nhuận không hề đơn giản như những gì mọi người nghĩ, họ cần có nhiều yếu tố hơn những nhóm còn lại trong Kim tứ đồ, gồm: ý tưởng, hệ thống, con người, vốn và KASH.

Nhà đầu tư

Nhóm I (Investor) là những nhà đầu tư, là người dùng tiền để tạo ra tiền. Thường thì họ mua tài sản sau đó bán chúng đi để hưởng nguồn lợi nhuận từ chênh lệch giá. Thu nhập của họ là thu nhập thụ động, họ làm việc theo tư duy và suy nghĩ của bản thân không chịu sự áp đặt nào. Một số tài sản phổ biến trong đầu tư có cổ phiếu, bất động sản, hàng hóa thành phẩm cuối cùng, dịch vụ…

Tự do tài chính

Tìm hiểu thêm về kim tứ đồ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *