Quy trình thực hành chuẩn

Quy trình thực hành chuẩn

Quy trình thực hành chuẩn (QTC) cũng là tài liệu, mô tả cách thức thực hiện theo từng bước để nhân viên phòng xét nghiệm thực hiện theo khi thực hiện một quy trình.

Quy trình thực hành chuẩn ở dạng văn bản đảm bảo cho những điều sau

–     Tính nhất quán: Nhân viên xét nghiệm cần thực hiện các xét nghiệm theo cùng một cách để có cùng một kết quả. Tính nhất quán cho phép sử dụng kết quả phòng xét nghiệm để quan sát sự thay đổi của từng người bệnh cụ thể theo thời gian; nếu các phòng xét nghiệm khác nhau sử dụng cùng một QTC, có thể so sánh các kết quả của họ với nhau; cần nhấn mạnh rằng tất cả các nhân viên phòng xét phải tuân thủ các QTC một cách chính xác.

–     Tính chính xác: Tuân thủ các quy trình ở dạng văn bản giúp nhân viên phòng xét nghiệm đưa ra các kết quả chính xác hơn thay vì chỉ dựa vào trí nhớ vì họ sẽ không quên các bước trong quá trình thực hiện.

–     Chất lượng —Độ tin cậy và chính xác của các kết quả xét nghiệm là mục tiêu hàng đầu của phòng xét nghiệm và có thể được xem là định nghĩa về chất lượng của phòng xét nghiệm.

Quy trình chuẩn tốt cần đảm bảo những điều kiện sau

      Chi tiết, rõ ràng và súc tích để các nhân viên không thường xuyên thực hiện quy trình cũng có thể làm được khi làm theo QTC. Tất cả các chi tiết cần thiết, ví dụ, các yêu cầu nhiệt độ

môi trường và các chỉ dẫn về thời gian chính xác cũng phải được nêu trong QTC.

–     Dễ hiểu đối với nhân viên mới hoặc sinh viên đang được đào tạo.

–     Được Trưởng/phụ trách phòng xét nghiệm xem xét và phê duyệt. Sự phê duyệt được thể hiện bằng chữ ký và ngày tháng phê duyệt; điều này là quan trọng để đảm bảo rằng các quy trình đang được sử dụng trong phòng xét nghiệm là các quy trình cập nhật và phù hợp.

–     Được cập nhật.

MẪU QUY TRÌNH THỰC HÀNH CHUẨN

Định dạng quy trình chuẩn

Quy trình thực hành chuẩn
Quy trình thực hành chuẩn

Việc chuẩn hóa định dạng của QTC cũng cần thiết để nhân viên có thể dễ dàng nhận ra luồng thông tin.

Việc chuẩn hóa định dạng của QTC cũng cần thiết để nhân viên có thể dễ dàng nhận ra luồng thông tin.Các tiêu đề là một phần rất quan trọng của định dạng. Dưới đây là ví dụ của hai loại tiêu đề có thể sử dụng khi soạn thảo QTC. Tiêu đề đầy đủ – Dạng tiêu đề này sẽ xuất hiện trên trang đầu tiên của mỗi QTC. Dạng mẫu đã được chuẩn hóa sẽ giúp nhân viên nhanh chóng ghi nhận các thông tin trọng tâm một cách dễ dàng.

Các QTC cần bao những thông tin sau.

  • Tiêu đề – tên quy trình.
  • Mục đích: bao gồm các thông tin về xét nghiệm – tại sao xét nghiệm đó quan trọng, xét nghiệm đó được sử dụng như thế nào, QTC được sử dụng để thực hiện XN sàng lọc, chẩn đoán hay theo dõi điều trị; và xét nghiệm đó có được dùng để giám sát y tế công cộng hay không.
  • Hướng dẫn: các thông tin chi tiết về toàn bộ quá trình xét nghiệm, bao gồm cả giai đoạn trước, trong, và sau xét nghiệm.
  • Các hướng dẫn trước xét nghiệm cần chỉ rõ cách lấy mẫu và vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm và các điều kiện cần thiết để xử lý mẫu đúng cách. Ví dụ, các hướng dẫn cần nêu rõ mẫu phải bảo quản lạnh, giữ đông băng hay để ở nhiệt độ phòng. Các hướng dẫn cũng cần phản ánh các chính sách của phòng xét nghiệm về việc dán nhãn mẫu, chẳng hạn như các yêu cầu xác minh nhiều hơn một thông tin nhận dạng người bệnh, viết ngày lấy mẫu lên nhãn, và để đảm bảo tất cả các thông tin cần thiết đó đều được đưa vào biểu mẫu yêu cầu xét nghiệm/ phiếu chỉ định xét nghiệm.
  • Các hướng dẫn trong giai đoạn xét nghiệm cần chỉ rõ từng bước cách thực hiện các quy trình thực tế của phòng xét nghiệm để tuân thủ và các quy trình kiểm soát chất lượng cần thiết để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy.
  • Các hướng dẫn trong giai đoạn sau xét nghiệm cần cung cấp thông tin về việc báo cáo kết quả, kể cả đơn vị đo được sử dụng, khoảng giá trị tham chiếu bình thường, khoảng giá trị có tính chất đe dọa đến tính mạng (đôi lúc gọi là “các giá trị khẩn cấp’) và các hướng dẫn phải xử lý với một báo cáo khẩn
  • Các hướng dẫn cũng nên bao gồm cả phần tài liệu tham khảo như nguồn quy trình đã công bố, bao gồm cả các bằng chứng đã được công bố mà có giá trị khoa học với các quy trình.
  • Tên của người biên soạn QTC
  • Chữ ký của cán bộ phê duyệt và ngày phê duyệt:  Cần tuân thủ các chính sách chất lượng của phòng xét nghiệm và các yêu cầu theo quy định.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *