Lập kế hoạch cần bắt đầu triến khai khi lãnh đạo PXN cam kết sẽ thực hiện HT QLCL. Các cách tiếp cận có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình của PXN.
Cách tiếp cận với việc lập kế hoạch
Quá trình lập kế hoạch cần bắt đầu triến khai khi lãnh đạo PXN cam kết sẽ thực hiện HT QLCL. Các cách tiếp cận có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình của PXN.
– PXN hiện đang sử dụng các thực hành chất lượng nào?
– Trình độ kiến thức của nhân viên hiện tại ở mức nào?
– Có sẵn các nguồn lực nào?
Tất cả các yếu tố của hệ thống chất lượng cần được đưa vào quá trình lập kế hoạch. Không cần thiết thực hiện đồng thời tất cả các phần của kế hoạch; phương pháp tiếp cận từng bước thường thích hợp hơn.
Ở nhiều PXN, việc triển khai hệ thống chất lượng có thể kéo theo nhiều sự thay đổi. Do đó, điều quan trọng là phải làm sao để tất cả nhân viên cùng tham gia và không nên triển khai quá gấp, do nhân viên có thể thấy khó đáp ứng được các mục tiêu và có thể bị nản chí. Cần trao đổi thông tin với họ một cách thường xuyên, rõ ràng và tích cực; điều này sẽ giúp giữ vững
tinh thần của mọi người.
Trong khi lập kế hoạch, sẽ xuất hiện các ưu tiên mới vì những vấn đề lớn hơn đã được xác định, PXN cần giữ mục tiêu luôn thực tế và có thể đo lường được. Chắc chắn sẽ có một số yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của PXN. Hãy chấp nhận các yếu tố này có tác động sống còn đối với thành công của chương trình chất lượng, hãy tìm cách tác động đến những người có thể kiểm soát được chúng. Hãy luôn ủng hộ cho chất lượng
Thiết lập kế hoạch chất lượng
Khi lập kế hoạch để triển khai hệ thống chất lượng, bước đầu tiên là phải phân tích và hiểu rõ tình trạng thực tế. Kỹ thuật phân tích khoảng trống/điểm yếu (gap analysis) là cách thức hữu ích nhất để hoàn thành phần này. Để tiến hành phân tích các khoảng trống cần:
Dùng bảng kiểm đúng cho hệ thống chất lượng, đánh giá các thực hành trong từng PXN;
Xác định các khoảng trống/ điểm yếu, hay những khu vực mà PXN không sử dụng các thực hành tốt theo yêu cầu của hệ thống chất lượng.
Sử dụng thông tin đã thu thập được từ việc phân tích các khoảng trống/ điểm yếu, lập danh sách các việc cần làm cho từng nội dung cần phải giải quyết, sau đó, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên. Trong khi xác định thứ tự ưu tiên, trước tiên cần xem xét đến các vấn đề có thể sửa chữa một cách dễ dàng; điều này cho phép có được những thành công sớm và nâng cao tinh thần của nhân viên. Ngoài ra, hãy đánh giá yếu tố nào có tác động lớn nhất đến chất lượng của PXN và đặt những yếu tố này ở mức ưu tiên cao.
Những vấn đề thường gặp ở các PXN được phát hiện khi sử dụng phương pháp phân tích khoảng trống/điểm yếu bao gồm:
– Chỉ định xét nghiệm
– Quản lý mẫu
– Nhân viên kỹ thuật không đủ năng lực
– Kiểm soát chất lượng
– Quá trình xét nghiệm
– Ghi nhận và báo cáo kết quả
– Quản lý thiết bị và sinh phẩm.