Làm thế nào để đạt được mục tiêu?

npduylab- làm thế nào để đạt được mục tiêu

Khi đọc thấy tiêu đề, chắc bạn đang nghĩ rằng: “Woa! đọc xong cái này chắc sẽ có thêm cách giúp mình hoàn thành mục tiêu mà đỡ phải vắt óc. Chỉ việc làm theo là được.

Chẳng có cách nào cả

Nhưng thật ra chẳng có cách gì cả, chỉ là 1 sự suy xét tâm lý, đòi hỏi thay đổi từ bên trong, và nếu làm được điều này bạn sẽ đạt được mục tiêu dễ dàng hơn là công việc làm theo sự dẫn dắt . Vậy ta bắt đầu thôi..

Vậy xét cho cùng tại sao có nhiều hơn đôi lần ta không đạt được mục tiêu đặt ra, và những lần như vậy vấn đề thực sự nằm ở công việc hay ở bản thân ?

  • Đã bao nhiêu lần bạn hứa 1 điều gì đó với người khác tuy nhỏ nhưng vẫn chưa thực hiện được ?
  •  Bao nhiêu lần cam kết với lãnh đạo sẽ đạt được thành tích này nọ?
  •  Bao nhiêu lần hứa nhưng lại bị lỡ hẹn và phải để công việc sang dịp khác ?

Và bản thân có cảm thấy sáo rỗng và chai lì với những lời mình hứa tới người khác bằng 1 khuôn mặt “tỉnh queo” như không có gì ? – điều này cho thấy bạn đã quá lạm dụng lời hứa để tạo sự tin cậy đối với người khác.

Tới đây chắc bạn cũng đoán được “nút thắt” nằm ở đâu rồi đúng không. Phải ! Nó nằm ngay trong bạn.

Khi bạn thay đổi cách suy nghĩ, bạn đang thay đổi thế giới của mình.
~Norman V. Peale

Tại sao chúng ta thường thất hứa với người khác?

Sự thật là chúng ta thường hay thất hứa sau khi buông lời với người khác, và tỷ lệ thực hiện được những gì chúng ta cam kết cao hơn khi chúng ta giữ nguyên ý định trong lòng, nghe có vẻ mâu thuẫn quá nhỉ, đã hứa thì phải cố thực hiện cho được chứ. Nhưng điều này đã được kiểm chứng qua thực tế do các nhà tâm lý và nhà khoa học Mỹ thực hiện.

Vì khi nói ra cho người khác biết mục tiêu, chúng ta có cảm giác đã làm thỏa mãn được người nghe, và phần nào có được sự công nhận của họ. Vì thế chúng ta dễ lâm vào tình trạng tự mãn trước khi thực hiện công việc.

Thế còn khi chưa nói ra thì sao?

Đương nhiên khi chưa nói chúng ta vẫn chưa nhận được cảm giác công nhận từ người nghe, đối với họ chúng ta vẫn là 1 kẻ thất hứa cho đến khi hoàn thành mục tiêu. Chính điều này giúp chúng ta có thêm động lực để hoàn thành lời hứa đạt được mục tiêu. Vậy phương pháp ở đây là:

“Đng đi nói vi người khác nhng mc tiêu và ý đnh ca mình cho ti khi chúng ta hoàn thành nó”

Có một số bạn sẽ thắc mắc rằng: “Vậy nếu áp dụng rồi mà vẫn không thành công thì sao ?”. Và đây là câu trả lời:

“Chẳng thà mình không nói, để người ta tưởng mình ngu,
còn hơn mở miệng ra, để người ta không còn nghi ngờ gì nữa.”

Đừng biện minh mà hãy tiếp tục để sự nghi ngờ của người khác làm động lực cho bản thân bạn, cho tới khi chúng ta đạt được mục tiêu – Điều này đặc biệt quan trọng khi người nghi ngờ chính là bản thân bạn. Đừng bao giờ mất niềm tin !

SƯA TẦM 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *